- Trang chủ /
- Truyền thông /
- Tin tức và sự kiện /
- Chính sách tài khóa - "chìa khóa vàng" hỗ trợ kinh tế phát triển
Chính sách tài khóa - "chìa khóa vàng" hỗ trợ kinh tế phát triển
(TBTCO) - Chính sách tài khóa linh hoạt, mở rộng, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vẫn sẽ là “chìa khóa vàng” giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền vững, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên phát triển mới.
Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi trích tại đây, quan điểm của Tổng Giám đốc Võ Thành Đàng về "Chính sách tài khóa linh hoạt đã hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đóng góp trở lại cho nền kinh tế" - được ghi bởi tác giả Tuấn Nguyễn.
Ông Võ Thành Đàng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi: Doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đóng góp trở lại cho nền kinh tế
Trong thời gian qua, các chính sách tài khóa được ban hành, triển khai đồng bộ, có hiệu quả, không chỉ hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đảm bảo an sinh xã hội, mà còn góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và phát triển.
Các giải pháp về gia hạn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất góp phần đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn, phục hồi và dần lấy lại đà tăng trưởng kinh tế.
Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá rất cao các chính sách tài khóa Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ, Quốc hội ban hành trong thời gian qua.
Thực hiện chính sách tài khóa nêu trên, hằng năm, Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi được gia hạn ước khoảng 250 đến 260 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền thuê đất. Với nguồn tài chính được triển khai trong năm 2025, doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính tiếp tục duy trì sản xuất và có điều kiện tìm kiếm các thị trường mới, các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục khó khăn trước mắt để phát triển. Doanh nghiệp chúng tôi ổn định sản xuất kinh doanh, sẽ quay trở lại đóng góp cho tăng trưởng kinh tế đất nước.
Mặc dù tình hình doanh nghiệp tuy đã có sự cải thiện nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn, bởi Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều thiên tai nhất thế giới với nhiều loại hình thiên tai khác nhau như: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất và cháy rừng. Với những diễn biến phức tạp của tình hình thiên tai trong giai đoạn tới, Việt Nam cần có sự chủ động, ưu tiên nguồn lực không chỉ bảo đảm an sinh xã hội, phục hồi sản xuất cho người dân, mà cần phải đảm bảo hệ thống cơ sở hạ tầng cho phòng chống thiên tai.
Bên cạnh các chính sách tài khóa được triển khai nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi, chúng ta cần phát triển các công cụ tài chính xanh như: tín dụng xanh, cổ phiếu xanh, trái phiếu xanh..., để huy động nguồn vốn tư nhân, nguồn lực khác cho việc thực hiện các mục tiêu về chống chịu biến đổi khí hậu. Tiếp cận và phát triển các công cụ bảo hiểm rủi ro khí hậu, nhằm giảm tổn thất từ thiên tai, biến đổi khí hậu đối với người dân.
Như chúng ta đã thấy, mặc dù thực hiện các giải pháp miễn, giảm thuế với quy mô lớn, nhưng tổng thu ngân sách nhà nước vẫn đạt được những kết quả tích cực, đảm bảo nguồn lực cho các nhiệm vụ ổn định kinh tế - xã hội, điều này cho thấy các chính sách tài khóa được ban hành đã thực sự đi vào cuộc sống, hỗ trợ tích cực cho người dân, doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
Tuấn Nguyễn (ghi)
Các giải pháp về gia hạn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất góp phần đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn, phục hồi và dần lấy lại đà tăng trưởng kinh tế.
Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá rất cao các chính sách tài khóa Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ, Quốc hội ban hành trong thời gian qua.
Thực hiện chính sách tài khóa nêu trên, hằng năm, Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi được gia hạn ước khoảng 250 đến 260 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền thuê đất. Với nguồn tài chính được triển khai trong năm 2025, doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính tiếp tục duy trì sản xuất và có điều kiện tìm kiếm các thị trường mới, các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục khó khăn trước mắt để phát triển. Doanh nghiệp chúng tôi ổn định sản xuất kinh doanh, sẽ quay trở lại đóng góp cho tăng trưởng kinh tế đất nước.
Mặc dù tình hình doanh nghiệp tuy đã có sự cải thiện nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn, bởi Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều thiên tai nhất thế giới với nhiều loại hình thiên tai khác nhau như: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất và cháy rừng. Với những diễn biến phức tạp của tình hình thiên tai trong giai đoạn tới, Việt Nam cần có sự chủ động, ưu tiên nguồn lực không chỉ bảo đảm an sinh xã hội, phục hồi sản xuất cho người dân, mà cần phải đảm bảo hệ thống cơ sở hạ tầng cho phòng chống thiên tai.
Bên cạnh các chính sách tài khóa được triển khai nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi, chúng ta cần phát triển các công cụ tài chính xanh như: tín dụng xanh, cổ phiếu xanh, trái phiếu xanh..., để huy động nguồn vốn tư nhân, nguồn lực khác cho việc thực hiện các mục tiêu về chống chịu biến đổi khí hậu. Tiếp cận và phát triển các công cụ bảo hiểm rủi ro khí hậu, nhằm giảm tổn thất từ thiên tai, biến đổi khí hậu đối với người dân.
Như chúng ta đã thấy, mặc dù thực hiện các giải pháp miễn, giảm thuế với quy mô lớn, nhưng tổng thu ngân sách nhà nước vẫn đạt được những kết quả tích cực, đảm bảo nguồn lực cho các nhiệm vụ ổn định kinh tế - xã hội, điều này cho thấy các chính sách tài khóa được ban hành đã thực sự đi vào cuộc sống, hỗ trợ tích cực cho người dân, doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
Tuấn Nguyễn (ghi)